Chất lượng nhân lực của Việt Nam xếp thứ 116/141, lương lao động chỉ 7 triệu đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính

 

Tại hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập” do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sáng 20/8, nhiều ý kiến chỉ ra rằng tỉ lệ lao động có chứng chỉ đào tạo thấp hơn nhiều so với các quốc gia có thu nhập trung bình, trong khi thị trường đòi hỏi người lao động ngày càng phải có kỹ năng cao hơn. 

Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) – Ông Phạm Tấn Công phát biểu tại Hội nghị

Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Phạm Tấn Công cho biết công nhân, lao động phổ thông là đối tượng mà doanh nghiệp dễ tuyển dụng nhất (62%), trong khi nguồn lao động chất lượng cao như kế toán, cán bộ kỹ thuật, giám đốc điều hành rất khó tuyển. Việc này ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nguy cơ mất dòng đầu tư FDI dịch chuyển sau dịch COVID-19.

Kỹ năng và năng lực còn thấp 

Theo Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, nhìn tổng thể, thị trường lao động Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động, có trình độ, kỹ năng thấp và sự phát triển không đồng đều.

Đại diện Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam kiến nghị cần kéo dài chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như chính sách đào tạo lại; ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khi đào tạo nội bộ, đào tạo lại cho người lao động, khi nhấn mạnh về dân số vàng nhưng chất lượng lao động chưa phải là vàng.

Trong bối cảnh Covid-19, mức độ phù hợp làm việc từ xa của lao động Việt nam chỉ chiếm hơn 86%, điều này dẫn đến việc khả năng đáp ứng của lao động trong điều kiện làm việc mới khá thấp, dẫn chứng từ đại diện Tập đoàn ManpowerGroup Việt Nam.

Chỉ 11% tỷ lệ lao động có kỹ năng tay nghề cho thấy kỹ năng chuyên môn của người lao động còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu. Tỷ lệ sử dụng tiếng Anh chỉ chiếm 5%, nên sức cạnh tranh của lực lượng lao động Việt Nam còn hạn chế.

Mức lương trung bình tháng của lao động Việt Nam chỉ khoảng 300 USD (khoảng 7 triệu đồng), thấp hơn khá nhiều so với lao động trong khu vực (1.992 USD) và thế giới (2.114 USD).

Những số liệu trên cho thấy rằng lao động Việt Nam gặp khá nhiều hạn chế khi các doanh nghiệp đưa công nghệ mới vào sản xuất, khả năng thích nghi và đáp ứng của lao động còn thấp.

Tỷ lệ lao động sử dụng tiếng Anh chỉ 5%

Việt Nam đứng thứ 116 trong 114 nước về nhân lực sau đào tạo, trong khi vị trí của Singapore là 19, Đại diện Ngân hàng Thế giới (World Bank) đề cập. Tỷ lệ lao động có chứng chỉ đào tạo cũng thấp hơn nhiều so với các quốc gia có thu nhập trung bình trong khi thị trường đòi hỏi người lao động ngày càng phải có kỹ năng cao hơn. Đại diện World Bank kiến nghị mối liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong đào tạo nghề. 

Đại diện ngân hàng thế giới (WB)

Trong khi đó, theo Tổng giám đốc Tập đoàn Sun Group – Đặng Minh Trường, nguồn cung lao động chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Dẫn lại một báo cáo cần 40.000 nhân viên, người lao động có trình độ thì các nhà trường mới đáp ứng được 15.000 người.

Bên cạnh đó, chi phí lao động tăng nhanh, tính thích ứng chưa cao, khoảng 90% doanh nghiệp đối mặt với ứng viên chưa phù hợp. Ứng viên yêu cầu hình thức làm việc linh hoạt, địa điểm, chuyển dịch việc làm ở công ty cố định sang làm việc tự do..

Tổng giám đốc Tập đoàn Sun Group (Bên phải) – Ông Đặng Minh Trường cũng có ý kiến trong Hội nghị

Đại diện Tập đoàn Sun Group cũng nêu kiến nghị có chính sách ưu đãi thuế cụ thể, giải pháp hạn chế mất cân đối cung cầu giữa các địa bàn. Lấy ví dụ đầu tư các tổ hợp, công trình ở vùng sâu vùng xa, ngoài cạnh tranh nguồn lao động thì còn khó khăn ở cơ sở hạ tầng. Có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư xây nhà ở xã hội cho người lao động, mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội, khuyến khích đầu tư công nghệ cho chuyển đổi số.

Nguồn: Tuoitre.vn