Lợi ích từ khu công nghiệp xanh mang lại?

khucongnghiepxanh2

Theo Báo cáo tình hình thành lập và phát triển Khu công nghiệp (KCN) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước hiện có 291 KCN đã đi vào hoạt động. Hiện nay xu thế công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển, vì vậy hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn xây dựng công nghiệp xanh nhằm tiết kiệm chi phí mang về nhiều lợi ích.

Xu hướng xây dựng KCN xanh hiện nay 

Khắp cả nước hiện đang xuất hiện nhiều KCN xanh , tiêu biểu là các tỉnh Long An, Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An và Cần Thơ. Lý do nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn xây dựng công trình theo tiêu chuẩn xanh bởi: 

Thứ nhất ,đây là các KCN tiến hành xây dựng trên diện tích quy mô lớn, quy trình khép kín, thân thiện với môi trường hơn thế nó mang lại giá trị cao về mặt sinh thái, tài chính.

Thứ hai, KCN hình thành nhằm mục đích hỗ trợ giảm lượng chất thải ô nhiễm môi trường, chia sẻ hiệu quả các tài nguyên (thông tin, vật liệu, nước, năng lượng, cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên) giúp đạt được sự phát triển bền vững.

Phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Hiện đang có sự ưu tiên những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, chẳng hạn như những ngành sản xuất và lắp ráp các linh kiện và thiết bị điện tử. Theo các nhà phân tích kinh tế, dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao là yếu tố quan trọng để nền kinh tế quốc gia trở nên thân thiện hơn với môi trường. Do đó, cần thúc đẩy các lĩnh vực ngành công nghiệp xanh: sản phẩm xanh, dịch vụ xanh, môi trường bền vững, năng lượng mới và tái tạo đây như một yếu tố quan trọng trong nỗ lực cạnh tranh đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Hình ảnh nhà máy sản xuất, cơ sở thứ 2 của tập đoàn Lego tại KCN Singapore III của Việt Nam (tỉnh Bình Dương).

Minh chứng cho thấy, hiện nay Việt Nam đang ngày càng đi theo hướng phát triển bền vững. Ví dụ: Tập đoàn Lego của Đan Mạch đã cam kết hơn 1 tỷ USD thành lập nhà máy cơ sở thứ hai rộng 44 ha tại KCN Singapore III của Việt Nam (tỉnh Bình Dương).

Lợi ích KCN xanh mang lại

Bảo vệ môi trường: vì KCN xanh được xây dựng theo hướng tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường nên ở đây rất chú trọng việc sử dụng năng lượng có sẵn (mặt trời, nước, gió và các nguồn tài nguyên khác). 

Điều này hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…) trong quá trình làm việc, tăng khả năng thu gom, xử lý chất thải so với trước đây. Ví dụ: nước thải qua xử lý tập trung có thể được dùng trong sinh hoạt hàng ngày (tưới cây, làm sạch đường xá), giảm lượng khí thải góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường xung quanh góp phần giảm thiểu hậu quả gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Khu công nghiệp xanh, nhà xưởng xanh và sạch giúp bảo vệ môi trường

Thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp: hiện nay việc đưa KCN xanh vào hoạt động mang lại những lợi ích thiết thực. Nhiều doanh nghiệp đề ra chiến lược hạ giá sản phẩm tăng sức cạnh tranh với các cty khác bởi họ có thể giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng tối đa nguyên liệu thô và hợp lý hóa quy trình sản xuất và phân phối. Nhưng vẫn đảm bảo đây là hoạt động sản xuất sạch, vận hành bền vững và tuân thủ các tiêu chuẩn công nghiệp xanh từ đó nâng cao mức độ uy tín thương hiệu, giúp thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp trong nước và toàn cầu. 

Việc nâng cao chất lượng môi trường sản xuất, đảm bảo sức khỏe cho người cho lao động: khu công nghiệp xanh, nhiều cây xanh, các nhà xưởng được quy hoạch theo ngành nghề đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Với môi trường sản xuất xanh – sạch – đẹp sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe của người lao động. Khi nhà xưởng được đặt ở khu công nghiệp xanh, giúp nâng cao giá trị thương hiệu doanh nghiệp thu hút nhiều người tiêu dùng từ đó nhận được sự tín nhiệm của khách hàng và đối tác kinh doanh.