Nhiều ngành nghề đang thiếu hụt nguồn lao động trầm trọng

thieu-hut-lao-dong-tram-trong

Quý 1 năm 2022 vừa qua tại xảy ra sự thiếu hụt lao động cục bộ khoảng 120.000 lao động, tăng khoảng 2-3% so với những năm về trước, sự thiếu hụt nguồn lao động phổ thông chủ yếu tập trung ở ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử…

Theo thông tin từ Bộ Lao Động thương binh và xã hội, thị trường lao động năm 2022 đang dần phục hồi. Nhu cầu lao động đã tăng trở lại mạnh mẽ. Cụ thể, nhu cầu tuyển dụng năm 2022 của doanh nghiệp là gần 1,3 triệu lao động. So với năm 2021, con số này đã tăng 18%.

Tại Hồ Chí Minh vừa diễn ra hội thảo “Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch Covid-19” trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4, Thứ trưởng Lê Văn Thanh của Bộ Lao động thương binh và Xã hội cho biết, nguồn cung ứng lao động đang suy giảm nghiêm trọng. Do tác động của đại dịch Covid-19, số lượng lao động có việc làm đang bị giảm xuống mức báo động, thấp nhất trong nhiều năm qua.Cụ thể, tỷ lệ lao động không có việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng cao, tăng mạnh từ 1,22% quý 4 năm 2019 lên 4,46% – hơn 1,8 triệu người trong quý 3 năm 2021.

So với năm 2021 thì bước sang năm 2022, thị trường lao động của nước ta đang dần đi vào phục hồi. Nguồn cung ứng lao động là 51,2 triệu người, tăng 160.000 người so với cùng kỳ, nhưng chủ yếu tăng ở khu vực phi chính thức. Dù chưa thể phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19, nhưng sang đến năm 2022 thì nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đang dần tăng cao với 1,3 triệu lao động, chủ yếu là tuyển lao động phổ thông, không yêu cầu bằng cấp hay bất kỳ chứng chỉ gì khác (con số này chiếm 75%).

nhieu-nganh-thieu-la0-dong-tram-trong
Nhiều ngành đang thiếu lao động trầm trọng

Đối với những lao động không có trình độ chuyên môn cao đang thất nghiệp ở mức báo động do nguồn cung lao động chưa đáp ứng được những nhu cầu cần có của các doanh nghiệp. Trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế đất nước, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao đang được tìm kiếm vô cùng nhiều. So với những năm về trước, sự thiếu hụt lao động cục bộ trong khoảng 120.000 lao động, cao hơn 2-3% so với các năm trước (gần 10% so với nhu cầu tuyển dụng). Điều ấy chứng tỏ rằng tình trạng mất cân bằng cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ là rất nhiều.

Đợt dịch Covid-19 vừa qua đã khiến nền kinh tế bị đình trệ, đặc biệt là một số ngành bị tác động trực tiếp phải dừng hoạt động như ngành du lịch, giáo dục….Những ngành nghề khác vẫn hoạt động bình thường nhưng vẫn bị ảnh hưởng rất nhiều. Ví dụ như ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử. chế biến gỗ đang bị ảnh hưởng và thiếu hụt nguồn lao động lớn.

Năm 2022, đại dịch Covid-19 đã bớt ảnh hưởng hơn so với những năm về trước nhưng vẫn có nhiều tác động tiêu cực đến thị trường lao động. Theo như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dự đoán, trong năm nay sẽ vẫn còn tồn đọng tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu. Đối với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang thiếu hụt lao động cục bộ.

Trong thời gian sắp tới, Bộ lao động – Thương binh và Xã hội sẽ đề xuất các chính sách hỗ trợ trực tiếp người lao động, hỗ trợ người sử dụng lao động tìm được nguồn lao động thu hút và tuyển dụng lao động. Bên cạnh đó, để khắc phục được tình trạng thiếu hụt nguồn lao động cần đào tạo nâng cao chất lượng nguồn cung lao động, phát triển các hệ thống thông tin thị trường lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên tổ chức, kết nối cung – cầu lao động để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào…

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh cần phải thống nhất, đồng bộ hoá sự phát triển lao động, hiện đại hoá và linh hoạt trong việc tuyển dụng nguồn lao động. Để đạt được những điều trên, mỗi doanh nghiệp cần tạo một môi trường phát triển thị trường lao động, đáp ứng được các nhu cầu về kinh tế đất nước, nâng cao được chất lượng nguồn lao động. Các doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục hoàn thiện về các chính sách và tiếp tục sửa đổi các quy chế để phù hợp với người lao động, với quy định pháp luật về cung – cầu cho người lao động…

Để đạt được nguồn lao động cục bộ dồi dào, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất cải tiến các chính sách về tiền lương, về an sinh xã hội và sửa đổi toàn bộ chính sách về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Nguồn: Báo vneconomy.vn