Vai trò của Khu công nghiệp trong phát triển kinh tế đất nước

Untitled design (16)

 

Trong những năm vừa qua theo số liệu báo cáo của các địa phương hiện nay cả nước có 350 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) với khoảng 2,7 triệu công nhân lao động, chiếm 20% số công nhân lao động trên cả nước. 

KCN là gì ?

Trong nghị định số 82/2018/NĐ-CP có nêu rõ: 

“KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên thực hiện sản xuất hàng công nghiệp hay những dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp. Các khu công nghiệp được thành lập theo điều kiện, quy định riêng của địa phương, Nhà nước, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục được nêu trong nghị định.

Về hình thức, khu công nghiệp có nhiều loại hình khác nhau như: khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái hay khu công nghiệp chế xuất.

– Khu công nghiệp hỗ trợ: là khu công nghiệp chuyên sản xuất và thực hiện dịch vụ cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Qua báo cáo tại các địa phương hiện nay cả nước có 350 khu công nghiệp, khu chế xuất,….

– Khu công nghiệp sinh thái: là một cộng đồng các doanh nghiệp đóng trên cùng một địa bàn và cùng tìm cách nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường thông qua các hoạt động cộng tác về quản lý các vấn đề về môi trường và tài nguyên. Điều này cũng có nghĩa là cộng sinh công nghiệp, hay nói cách khác các doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc trao đổi và chia sẻ nguyên liệu, năng lượng, nước và các sản phẩm phụ, từ đó tăng cường phát triển bền vững và bao trùm.

– Khu công nghiệp chế xuất: là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

Đặc điểm khu công nghiệp ở Việt Nam

– Ít dân cư sinh sống, mật độ dân/diện tích nhỏ

– Có ban quản lý chuyên trách, được Nhà nước cấp phí quản lý hoạt động

– Có được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, phí thuê đất, …

– Có các doanh nghiệp hoạt động sản xuất chủ yếu trong ngành sản xuất, chế tạo các mặt hàng công nghiệp hay cung ứng dịch vụ sản xuất công nghiệp. Ví dụ: hàng tiêu dùng, logistics, vật liệu xây dựng, thiết bị điện tử, …

Vai trò của các khu công nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Quá trình phát triển 20 năm đất nước ta thực hiện cải cách kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành quả quan trọng như: Tỷ lệ tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỷ lệ tiết kiệm tăng nhanh… Nhìn chung, các khu công nghiệp đã đóng góp đáng kể thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

Theo xu hướng phát triển hiện tại toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ và gắn liền với nó là ngày càng có nhiều nước hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ở nước ta, tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế cũng được hình thành và phát triển tích cực qua các thời kỳ Đại hội Đảng. Quan điểm “Sẵn sàng mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước, các công ty nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi và không có điều kiện chính trị ràng buộc, nhưng phải chủ động phòng ngừa, tránh bị lệ thuộc” (Đại hội Đảng khóa VI, 1986); “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế” (Đại hội Đảng khóa VII, 1991); mở rộng thị trường quốc tế” (Đại hội Đảng khóa IX, 2001); “lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất và là nguyên tắc chủ đạo; đồng thời linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thông lệ quốc tế” (Đại hội Đảng khóa X, 2006)…

Quá trình phát triển 20 năm đất nước ta thực hiện cải cách kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế thế giới.

Qua các kỳ họp Đại Hội Đảng đúc kết ra rằng: Để hội nhập và phát triển trong điều kiện tích lũy còn thấp, việc thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng. Khu công nghiệp, khu chế xuất là mô hình quản lý kinh tế hiện đại, tập trung, hiệu quả; là giải pháp hữu hiệu nhằm huy động vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó chúng ta có thể từng bước học hỏi, nâng cao nhận thức và chuẩn hóa luật pháp, các quy trình và thông lệ theo tiêu chuẩn quốc tế, đưa đất nước từng bước hội nhập, trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 

Vai trò của khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Tình hình kinh tế hiện tại có thể nói rằng: “điểm nhấn” quan trọng trong nền kinh tế của các Quốc gia là các KCN – đây là nơi tập trung, thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Thông qua những hoạt động của KCN, chúng ta sẽ:

– Thu hút thêm nhiều sự quan tâm đầu tư từ nước ngoài

– Nâng cao trình độ công nghệ, sản xuất của quốc gia cũng như tay nghề của lao động

– Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, kết cấu, phát triển các đô thị kinh tế mới

– Thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp đổi mới, hoàn thiện môi trường kinh doanh nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước

Tình hình kinh tế hiện tại có thể nói rằng: “điểm nhấn” quan trọng trong nền kinh tế của các Quốc gia.

– Tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân tại các địa phương, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp 

– Tạo điều kiện cho các địa phương phát huy thế mạnh đặc thù của mình, đồng thời hình thành mới liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất trong vùng, miền và cả nước.