Vĩnh Phúc: Triển khai hỗ trợ đời sống công nhân lao động trong KCN

KCNvinhphuc3

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh đặt ra mục tiêu : “Phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp phát triển bậc nhất trong vùng’’. 

Tình hình phát triển KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang có 8 KCN. Các khu công nghiệp này góp phần tạo việc làm cho khoảng 123.000 công nhân, lao động. Theo khảo sát, phần lớn là lao động ngoại tỉnh, vì phải làm việc xa quê mà họ đang gặp khó khăn trong việc đăng ký cho con học tại trường công lập do không có hộ khẩu thường trú. 

Theo chính sách hiện nay các trường công lập chỉ nhận trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên, hoạt động trong giờ hành chính, trong khi công nhân thường xuyên tăng ca, làm việc ngoài giờ còn các trường tư thì có mức học phí cao hơn so với thu nhập của công nhân.

Tính đến năm 2021, Vĩnh Phúc đã có 14 KCN được quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng diện tích quy hoạch là 2,773ha

Để đảm bảo nhu cầu thiết yếu về nhà giữ trẻ, UBND tỉnh giao cho SGD&ĐT chủ trì đưa ra chính sách miễn, giảm học phí cho con công nhân, lao động. Tính đến nay KCN tỉnh đã xây dựng Trường Mầm non Hoa Hồng là trường công lập nằm trong KCN, ưu tiên tuyển con em công nhân, lao động trong các KCN.

Các chính sách hỗ trợ đời sống công nhân lao động 

Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ công nhân trong khu công nghiệp như miễn học phí cho các cháu bậc mầm non ở nông thôn, hỗ trợ đối với học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ 220.000 đồng/tháng trong 9 tháng của năm học cho con công nhân học mầm non tư thục.

Ngoài ra, để giải quyết vấn đề đó Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chủ chương, chính sách phù hợp, kết hợp với công đoàn các KCN quan tâm chăm lo đến đời sống, việc làm của người lao động bằng các hoạt động thiết thực như: theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp đảm bảo thực hiện tốt các chế độ cho người lao động, tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân tiêu biểu, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tổ chức nhiều sự kiện giao lưu giữa các đơn vị trong KCN,…

Đối với người lao động ngoại tỉnh làm việc trong các KCN đang gặp khó khăn về nhà ở, phải thuê trọ bên ngoài, điều kiện sinh hoạt còn nhiều thiếu thốn, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của công nhân lao động, cũng như gây ra nhiều vấn nạn như: trộm cắp, mất an ninh trật tự… Ban quản lý đã quan tâm đề xuất với lãnh đạo UBND Tỉnh đầu tư xây dựng các dự án nhà ở cho công nhân lao động.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chủ chương, chính sách phù hợp hỗ trợ chăm lo người lao động.

Theo đề án “Nâng cao đời sống công nhân, người lao động trong các KCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026,” tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của công nhân, người lao động tại doanh nghiệp  đạt trên 2 lần mức lương tối thiểu vùng, phấn đấu toàn tỉnh có thêm khoảng 10.000 công nhân, người lao động có nhà ở xã hội, ký túc xá đảm bảo điều kiện, cơ sở hạ tầng thiết yếu và nhà trẻ, mẫu giáo, điểm khám chữa bệnh trong các KCN.

Ban quản lý các KCN cho hay: từ đầu năm đến nay, đi đôi với việc thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các KCN, phối hợp chặt chẽ với Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc và các doanh nghiệp KCN đẩy mạnh sân chơi văn hóa, thể thao dành cho các đoàn viên công đoàn và công nhân lao động. Đồng thời triển khai các hoạt động xã hội vì cộng đồng, nhằm lan tỏa tinh thần yêu thương nhân ái “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, sống có mục đích, có ý nghĩa cho người lao động trong các KCN. 

Nguon:Vietnamplus